KINH NGHIỆM MỞ ĐẠI LÝ SƠN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Hiện nay, kinh doanh sơn nước ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều người bởi thực tế ngành sơn đang là một ngành có tốc độ phát triển mạnh với mức tăng trưởng trung bình khoảng 10%/ năm (theo VPIA).

Lợi nhuận cao, mức tăng trưởng nhanh là lý do bất kỳ ai cũng muốn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này. Hãy cùng tham khảo ngay những kinh nghiệm dưới đây để mở đại lý sơn “dễ dàng” hơn nhé!

1. Hiểu về thị trường sơn

Kiến thức chung về sơn 

Việc đầu tiên trước khi bắt đầu kinh doanh bất kỳ kinh doanh 1 sản phẩm nào đó là cần hiểu rõ về sản phẩm đó. Với ngành sơn bạn cần biết sơn lót, sơn phủ, sơn chống thấm, bột, bả,… là gì? Chúng có tác dụng như thế nào? Khác nhau ra sao?

Hiểu rõ về sản phẩm là cách duy nhất giúp bạn đến gần hơn với khách hàng nhờ việc tư vấn được cho họ sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu.

Thị trường riêng

Ngoài việc trang bị những kiến thức về sơn, nghiên cứu thị trường tại địa phương cũng là bước không thể bỏ qua khi bắt đầu kinh doanh sơn. Bạn cần tìm hiểu nhu cầu sử dụng sơn tại địa phương (Sơn cao cấp hay bình dân? Mức giá ra sao? Chất lượng thế nào?…), các đối thủ cạnh tranh hiện tại, các thương hiệu đã có mặt,…

Bên cạnh đó, nghiên cứu thị trường cũng giúp bạn có được những cái nhìn đặc thù riêng của ngành sơn khác với các kiểu cửa hàng khác, đó là mối quan hệ. Trên thực tế, hầu hết mọi người sẽ đặt mua sơn của những đại lý họ quen biết hoặc bạn bè, người thân của họ quen biết có thể là vì mức chiết khấu cao hơn hoặc mức độ tin tưởng lớn hơn. Các đối tượng bạn cần xây dựng mối quan hệ còn là các hộ gia đình đang xây, sửa nhà, các chủ thầu xây dựng, các đội thợ thi công sơn chuyên nghiệp,…

2. Vốn

Tùy theo quy mô, thương hiệu sơn mà số vốn cần để bỏ ra kinh doanh sơn là khác nhau. Tuy nhiên, trung bình để mở cửa hàng sơn cần một số vốn khoảng 100 – 200 triệu để trở thành đại lý cấp 1, 40 – 80 triệu cho đại lý cấp 2, để chi trả cho nhiều khoản khác nhau như:

Chi phí mặt bằng, thiết bị, nhân viên 

Đây là khoản chi phí đầu tiên bạn cần quan tâm, nếu chưa có sẵn mặt bằng thì phí mặt bằng là điều không thể thiếu. Bên cạnh đó, chi phí cho trang trí cửa hàng, trang thiết bị phục vụ kinh doanh và trưng bày sản phẩm sơn (Giá kệ bày hàng, máy tính, máy quét,…) và chi phí thuê nhân viên (nhân viên kinh doanh, nhân viên kế toán, nhân viên giao hàng để đảm bảo hoạt động cho đại lý sơn) cũng là điều không thể bỏ qua.

Khoản chi phí nhập hàng ban đầu

Đây là khoản phí lớn nhất khi bạn muốn mở đại lý kinh doanh sơn, đó là số tiền để bạ mua sơn từ các nhà sản xuất sơn. Dự tính chi phí nhập hàng ban đầu cho đơn hàng đầu tiên rơi vào khoảng từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng (Tùy vào quy mô và thương hiệu bạn kinh doanh mà mức phí sẽ có sự chênh lệch)

Nên nhập đa dạng các loại màu sơn, các dòng sản phẩm khác nhau để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.

Chi phí dự phòng 

Rủi ro hoặc các khoản chi tiêu phát sinh trong quá trình kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Khoản này có thể phát sinh khi cần nhập hàng số lượng lớn đáp ứng đơn hàng của khách hàng hoặc cần phát sinh chi phí thêm cho hoạt động kinh doanh.

Chi phí Marketing

Ngoài ra, bạn có thêm chi phí Marketing (làm bảng biển hiệu, làm banner quảng cáo, phát tờ rơi, website đại lý sơn, Seo Google, quảng cáo Google Adwords để thu hút khách hàng đến với cửa hàng sơn của bạn),…

3. Lựa chọn thương hiệu phù hợp

Cuối cùng là bạn cần lựa chọn 1 thương hiệu sơn phù hợp. 2 yếu tố bạn cần quan tâm chính khi lựa chọn đó là mức chiết khấu, chính sách đãi ngộ cũng và chất lượng sản phẩm với đầy đủ chứng chỉ về nguồn gốc, chất lượng,… cụ thể như sơn Joshu Nhật Bản.

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH SƠN JOSHU NHẬT BẢN

Văn phòng giao dịch: Số 29D2 khu đô thị Đại Kim – P.Định Công – Q.Hoàng Mai

Nhà máy sản xuất: Khu công nghiệp Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: (+84.24) 22.838.555 – Email: joshupaint@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *