KINH DOANH SƠN CÓ KHÓ KHÔNG?

Thị trường sơn nước đang ngày càng mở rộng và phát triển để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Cũng chính vì lẽ đó mà kinh doanh sơn trở thành lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm.

Những câu hỏi về việc “Kinh doanh sơn có khó hay không?” là mối quan tâm chung của rất nhiều người.

Vậy hãy theo dõi đến cuối bài viết để được bật mí những “bí kíp” kinh doanh sơn nhé!

KINH DOANH SƠN CÓ KHÓ KHÔNG?

Trên thực tế, không có khởi đầu hay công việc kinh doanh nào là dễ dàng, kinh doanh sơn nước cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên nếu có sự chuẩn bị kỹ càng và lựa chọn thương hiệu sơn phù hợp để kinh doanh thì việc kinh doanh sẽ không còn quá khó khăn nữa.

“BÍ KÍP” KINH DOANH SƠN NƯỚC

Mối quan hệ với thợ thầu xây dựng

Mối quan hệ này ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của bạn. Vì thợ thầu có tác động không nhỏ đến quyết định chọn thương hiệu sơn. Nếu bạn có nhiều mối quan hệ này đây chính là cánh tay đắc lực cho bạn. Mặt khác họ sẽ giúp bạn đánh giá được chất lượng sơn mà bạn định kinh doanh. Nếu chưa có hãy cố gắng xây dựng nhiều mối quan hệ này.

Vốn

Ngoài việc chuẩn bị những mối quan hệ thật chặt chẽ thì vốn là yếu tố không thể bỏ qua. Tùy theo quy mô, khả năng tài chính của mình mà bạn có thể chuẩn bị số vốn khác nhau nhưng đều cần quan tâm tới 2 loại chi phí:

Khoản chi phí nhập hàng ban đầu:

Đây là khoản phí lớn nhất khi bạn muốn mở đại lý kinh doanh sơn, đó là số tiền để bạ mua sơn từ các nhà sản xuất sơn. Dự tính chi phí nhập hàng ban đầu cho đơn hàng đầu tiên rơi vào khoảng từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng (Tùy vào quy mô cửa hàng mà mức phí sẽ giao động). Hãy nhập đa dạng các loại màu sơn, các dòng sản phẩm khác nhau để khách hàng có sự lựa chọn đa dạng hơn.

Chi phí dự phòng cho kinh doanh sơn tường:

Bạn phải luôn chuẩn bị một khoản vốn khoảng 50 triệu dự phòng trở lên để chi vào rủi ro hoặc các khoản chi tiêu phát sinh trong quá trình kinh doanh, chẳng hạn khi cần nhập hàng số lượng lớn đáp ứng đơn hàng của khách hàng hoặc cần phát sinh chi phí thêm cho hoạt động kinh doanh.

Mặt bằng kinh doanh

Mặt bằng kinh doanh là yếu tố tiếp theo không thể bỏ qua khi kinh doanh sơn nước. BẠn không cần chọn mặt bằng ở trung tâm lớn, hoặc quá rộng chỉ cần ở gần các địa điểm công ty gửi hàng. Đường xá thuận tiện xe tải có thể giao hàng.

Mặt khác bạn nên tham khảo khu vực này có bao nhiêu cơ sở kinh doanh mặt hàng sơn?. Họ kinh doanh thương hiệu nào? Giá cả trung bình là bao nhiêu?. Từ đó quyết định mở cửa hàng ở đây không.

Lựa chọn thương hiệu phù hợp

“Bí kíp” cuối cùng dành cho bạn đó chính là lựa chọn thương hiệu sơn phù hợp. Trên thị trường hiện nay có tới hàng ngàn thương hiệu sơn, tuy nhiên cần lựa chọn những thương hiệu sơn có đầy đủ các tiêu chuẩn, chứng nhận về nguồn gốc chất lượng; màu sơn, dòng sơn đa dạng; chiết khấu và đãi ngộ tốt như sơn Joshu Nhật Bản là 1 ví dụ.

Hy vọng với bài viết trên bạn sẽ có được những kiến thức nhất định để việc kinh doanh sơn nước và không còn khó khăn khi bắt đầu!

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH SƠN JOSHU NHẬT BẢN

Văn phòng giao dịch: Số 29D2 khu đô thị Đại Kim – P.Định Công – Q.Hoàng Mai

Nhà máy sản xuất: Khu công nghiệp Phú Nghĩa – Chương Mỹ – Hà Nội

Điện thoại: (+84.24) 22.838.555 – Email: joshupaint@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *